BÀI THUỐC GIẢI BIỂU

1.1.Định nghĩa

Giải biểu là một phương pháp điều trị  thường dùng trong YHCT, trên cơ sở sử dụng những bài thuốc có các vị thuốc mang tính vị: Tân, tán, khinh, tuyên làm chủ dược, để nhằm mục đích giải tà chứng thông qua tác dụng phát hãn (làm ra mồ hôi).

1.2.Phân loại

Bệnh ở biểu chứng rất phong  phú và đa dạng, khi tà khí ở bên ngoài xâm phạm vào cơ biểu, trên lâm sàng thuờng biểu hiện ở thể phong  hàn hay thể phong nhiệt. Nếu là thể phong hàn biểu chứng thì cần phải dùng pháp điều  trị tân ôn giải biểu. Nếu là thể phong nhiệt biếu chứng thì pháp điều trị là tân lương giải biểu. Nếu như trên lâm sàng, người bệnh có biểu hiện thêm các mặt như:âm dương khí huyết hư thì nên sử dụng phối hợp các vị thuốc bổ nhằm nâng cao chính khí cơ thể. Do vậy trên lâm sàng, các bài thuốc giải biểu  phân thành 3 loại:

-Tân ôn giải biểu

-Tân lương giải biểu.

– Phù chính giải biểu.

1.3. Những chú ý khi sử dụng

–  Các vị thuốc giải biểu đa số đều có tinh dầu nên không sắc lâu.

–  Khi sử dụng các bài thuốc tân ôn giải biểu, mặc áo ấm hay đắp thêm chǎn ấm để cho hỗ trợ cho ra mồ hôi, mồ hôi ra râm rấp là được.

–   Nếu như biểu tà chưa giải hết mà đã xuất hiện lý chứng thì truớc tiên giải biểu, sau đó trị lý. Nếu biểu và lý đều cấp thì sử dụng pháp điều trị biểu lý song giải.

–  Nếu tà khí đã xâm nhập vào lý như: ban chẩn đã mọc, mụn nhọt đã vỡ, nôn, mửa mất nước…thì không được dùng pháp giải biểu.

  1. NỘI DUNG CÁC BÀI THUỐC GIẢI BIỂU

2.1. Các bài thuốc tân ôn giải biểu

Các bài thuốc tân ôn giải biểu đều mang tác dụng chung là phát tán phong hàn, chỉ định sử dụng chữa chứng ngoại cảm phong hàn với các triệu chứng lâm sàng: sợ lạnh, phát sốt, đầu gáy cứng đau, cơ thể đau mỏi, miệng không khát, không ra mồ hôi hoặc có mồ hôi, rêu lưỡi mỏng trắng, mạch phù khẩn hay phù hoãn. Những bài thuốc này thường dùng những vị thuốc có tính cay ấm và phát tán như Ma hoàng, Quế chi, Kinh giới, Phòng phong..Sau đây là những bài thuốc cổ phương tiêu biểu:

BÀI 1: MA HOÀNG THANG

(Thương hàn luận)

* Cấu trúc bài thuốc:

Ma hoàng 4-12g              Quế chi4 -12g

Hạnh nhân12g                 Chích cam thao4g

* Cách dùng: Mỗi ngày sắc 1 thang, uống chia 2 lần

* Tác dụng: Phát hãn giải biểu, tuyên phế, bình suyễn

* Chi định: Cảm mạo phong hàn:Sợ lạnh,  phát sốt,  không  ra mồ hôi, ho, khó thở, cơ thể đau mỏi.

* Phân tích bài thuốc: Ma hoàng là chú dược, với tính vị tân ôn có tác dụng phát hãn giải biểu, tuyên phế bình suyễn. Phối hợp với Quế chi là vị thuốc trợ giúp tác dụng ôn kinh tán hàn,với Hạnh nhân là vị thuốc có tác dụng giáng khí chỉ khái, với Cam thảo là vị thuốc có tác dụng giảm tính mãnh liệt của Ma hoàng, Quế chi và bớt háo khi ra mồ hôi, điều hoà sự tuyên giáng của Ma hoàng, Hạnh nhân. Đây đều là những vị thuốc hỗ trợ cho Ma hoàng. Đây là bài thuốc tiêu biểu điều trị chứng hàn tà xâm phạm vào biểu dẫn tới ho, khó tho, không ra mồ hôi.

BÀI 2:QUẾ  CHI THANG

(Thương hàn luận)

*  Cấu trúc bài thuốc:

Quế chi 6 -12g                Bach thược 8-12g

Sinh  khương 3 lát          Đại táo 4 – 6 quả

Chích cam thao8g

* Cách dùng: Mỗi ngày sắc 1 thang, uống chia 2 lần. Sau khi uống ǎn một bát cháo nóng nhỏ, khiến mô hôi ra râm rấp.

* Tác dụng: Giải cơ phát biểu, điều hòa dinh vệ.

* Chi định: Cảm mạo phong hàn: Sợ lạnh, phát sốt ra mồ hôi, sợ gió, tắc ngạt mũi, chảy nước mũi, họng khô, rêu lưỡi trắng mỏng, nhuận, mạch phù hoãn hay phù nhược.

*  Phân tích bài thuốc:

–   Quế chi có tác dụng giải cơ, phát biểu, ôn thông kinh mạch kết hợp với Bạch thược là vị thuốc có tính vị chua, đắng, hơi lạnh có tác dụng liễm âm hòa dinh. Hai vị thuốc này kết hợp với nhau để điều hòa dinh vệ, làm cho biểu tà được giải. Đây là hai vị thuốc chủ dược của bài thuốc. Sinh khương tính vị tân, ôn trợ giúp cho Quế chi để giải biểu. Đại táo tính vị ngọt, hoãn ,trợ giúp cho Bạch thược để hòa lý. Cam thảo tính vị cũng ngọt, hoãn để điều hòa trung tiêu và các vị thuốc.

Ngoài tác dụng là bài thuốc  tân ôn giải biểu, điều trị chứng ngoại cảm phong hàn có ra mồ hôi (biểu hư) bài thuốc này còn dùng cho phụ nữ sau đẻ mà có biểu hiện chứng dinh vệ bất hòa: Khi lạnh, khi nóng, tinh thần mỏi  mệt, ǎn kém, mạch hoãn, có ra mồ hôi.

BÀI 3: ĐẠI THANH LONG THANG

(Thương hàn luận)

* Cấu trúc bài thuốc:

Ma hoàng               16g               Quế chi          8g

Chích cam thảo       8g                 Đại táo          8g

Hạnh nhân               8g                Thạch cao     16g

Sinh khương           8g

-Cách dùng: Mỗi ngày uống 1 thang, sắc uống chia 3 lần, thường ra mô hôi sau khi uống là dừng.

* Tác dung:Phát hãn giải biểu, thanh nhiệt trừ phiền

* Chỉ định: Ngoại cảm phong hàn, biểu thực, không ra mồ hôi, kiêm có lý nhiệt. Ngưòi bệnh phát sốt, sợ lạnh, khi nóng khi lạnh, cơ thể đau mỏi, không ra mồ hôi, bứt rứt khó chịu (phiền táo), rêu lưỡi trắng mỏng hoặc hơi vàng, mạch phù khẩn, hữu lực

* Phân tích bài thuốc: Trong bài này gồm bài Ma hoàng thang nhưng Ma hoàng dùng liều cao để tǎng cuờng tác dụng phát hãn giải biểu.Vì nhiệt tà đã vào lý, nên dùng Thạch cao để thanh nhiệt trừ phiền, có Cam thảo để hòa trung khí và dùng  Khương, Táo để điều hòa dinh vệ. Các vị thuốc này hợp dụng để điều trị trường hợp bên ngoài thì ngoại cảm phong hàn uất bế, bên trong đã hình thành lý nhiệt gây phiền táo.

BÀI 4:TIỂU THANH  LONG THANG

(Thương hàn luận)

* Cấu trúc bài thuốc:

Ma hoàng            8g             Bạch thược         12

Quế chi                 8g            Tế tân                  6g

Can khương         8g             Bán hạ chế          6g

Chích cam tháo    6g             Ngũ vị tử            6g

* Cách dùng: Mỗi ngày uống 1 thang, sắc uống chia 3 lần.

*  Tác dụng: Giải biểu tán hàn, ôn phế hóa ẩm

*  Chị định: Ngoại cảm phong  hàn mà có thuỷ  ẩm ở bên trong. Người bệnh sợ lạnh, phát sốt, không có mồ hôi, ho, khạc đờm trắng loãng, hơi khó thở.Trường hợp nặng có khó thở  nhiều, mặt và chi dưới có thể sưng nề, không khát, rêu luỡi trắng mỏng mà nhuận, mạch phù khẩn.

*  Phân tích bài thuốc: Trong bài Ma hoàng, Quế chi vừa phát hãn giải biểu, kiêm tuyên phế bình suyễn (Quân). Bạch thược phối hợp với Quế chi để điều hòa dinh vệ. Can khương, Tế tân bên trong thì ôn hóa thủy ẩm, bên ngoài lấy tính vị cay, ấm mà tán phong hàn (Thần). Bán hạ chế trừ thấp, hóa đàm, tiêu ẩm, giáng trọc. Ngũ vị tử để liễm phế, chỉ khái và đề phòng phế khí tiêu tán thái quá (Tá). Cam thảo hòa hoãn bớt tính cay nóng của Ma, Quế, Khương, Tế tân (Sứ). Tất cả các bài thuốc này phối hợp với nhau tạo thành bài thuốc tiêu biểu cho pháp điều trị giải biểu, hóa ẩm.

BÀI  5:CỬU  VỊ KHƯƠNG  HOẠT THANG

(Trương nguyên tổ phương)

* Cấu trúc bài thuốc:

Khương hoạt       12g               Thương truật        12g

Phòng phong       12g               Tế tân                   4g

Xuyên khung        8g                Bạch chỉ              8g

Sinh địa                 8g                Hoàng cầm           8g

Cam thảo               6g

* Cách dùng: Gia thêm 3 lát Sinh khương và 3 củ hành sắc uống

* Tác dụng: Phát hãn, trừ thấp kiêm thanh lý nhiệt

* Chỉ định: Ngoại cảm phong hàn thấp tà. Bệnh nhân sợ lạnh, phát sốt đau đầu, gáy cứng, không có mồ hôi, cơ thể đau mỏi,miệng đắng hơi khát. Rêu lưỡi trắng hoặc hơi vàng, mạch phù khẩn.

*  Phân tích bài thuốc: Trong bài này Khương hoạt với tác dụng phát tán phong hàn, khu phong, trừ thấp làm chủ dược. Phòng phong và Thương  truật hỗ trợ Khương hoạt để trừ phong, thắng thấp,chỉ thống là Thần dược.Tế tân, Xuyên khung, Bạch chỉ với tác dụng trừ phong, tán hàn, tuyên thấp khí, hoạt huyết để điều trị chứng đau đầu và đau mỏi cơ thể. Sinh địa thanh huyết nhiệt, Hoàng cầm thanh nhiệt ở phần khí. Đây là những vị thuốc Tá dược trong bài. Cam thảo điều hòa các vị thuốc làm Sứ. Đây là bài thuốc tiêu biểu cho phép biểu lý song giải, hàn nhiệt đều trừ.

2.2. Các bài thuốc tân lương giải biểu

Các bài thuốc tân lương giải biểu đều có tác dụng chung là sơ tán phong nhiệt, chỉ định điều trị chứng ngoại cảm phong nhiệt, hay ôn bệnh trong giai đoạn khai phát ở biểu.Trên lâm sàng các triệu chứng chính:Phát sốt, có mồ hôi, đau đầu, hơi sợ gió, lạnh, miệng khát, đau họng hoặc ho.Rêu lưỡi trắng mỏng, rêu vàng, mạch phù sắc. Những vị thuốc có tính vị cay, mát, có tác dụng giải biểu thường sử dụng trong bài thuốc này như: Bạc hà, Ngưu bàng tử, Tang diệp, Cúc hoa, Cát cǎn…, Sau đây là những bài thuốc cổ phưong tiêu biểu:

BÀI 1: NGÂN KIỀU TÁN

(Ôn bệnh điểu biện)

*  Cấu trúc bài thuốc:

Kim ngân hoa          40g             Liên kiều             40g

Đậu xí                      20g             Ngưu bàng tử      25g

Trúc diệp                  16g             Kinh giới             16g

Bạc hà                      25g            Cát cánh               25g

Cam thảo                   20g

*  Cách dùng:Tất cả sao ròn, tán bột, mỗi ngày uống 20g, chia 2 lần. Nếu bệnh nặng mỗi ngày uống thêm 1 lần vào ban đêm.Có thể dùng dưới dạng thuốc sắc, mỗi ngày sắc uống 1-2 thang, chia 2-4 lần.

*  Tác dụng: Tân lương giải biểu, thanh nhiệt, giải độc

* Chỉ định: Bệnh ngoại cảm phong  nhiệt  trong thời kỳ đầu có sốt và viêm đường hô hấp trên: ho, đau họng…

*  Phân tích bài thuốc:Trong bài thuốc Đậu xị, Ngưu bàng tử, Kinh giới, Bạc hà giải biểu, phát hãn. Ngưu bàng tử, Cát cánh, Cam thảo…thanh tuyên phế khí và lợi hầu họng, để trị chứng ho, đau họng. ..Kim ngân hoa, Liên kiều, Trúc diệp thanh nhiệt giải độc. Bài thuốc này có thể gia thêm Lô cǎn 8g để sinh tân, chỉ khái mà trừ vị phiền.Trong bài Kim ngân, Liên kiều là Quân, Kinh giới, Đậu xị là Thần.Cát cánh, Cam thảo, Trúc diệp, Lô căn là Tá và Sứ.

BÀI 2:TANG CÚC ẨM

(Ôn bệnh điều  biện)

* Cấu trúc bài thuốc:

Tang diệp           8-12g            Cúc hoa            4- 8g

Liên kiều            8-16g            Bạc hà              4- 8g

Hạnh nhân         12g               Cát cánh            4-12g

Cam thảo            4-6g              Lô cǎn               1 cành rễ

*   Cách dùng: Tất cả làm thang sắc uống, ngày 1 thang chia 2 lần.

*  Tác dụng: Sơ phong, thanh nhiệt, tuyên phế, chỉ khái.

*  Chỉ định: Cảm mạo phong nhiệt thời kỳ đầu: Hơi sợ lạnh, phát sốt, đau đầu, ngạt mũi, ho, rêu lưỡi mỏng, mạch phù

*Phân tích bài thuốc: Trong bài này dùng Tang diệp,Bạc hà có tác dụng sơ tán phong  nhiệt nhẹ và Liên kiều để thanh nhiệt giải độc. Vì vậy bài này tác dụng giải biểu và thanh nhiệt yếu hơn bài Ngân kiều tán. Nhưng bù lại có Cát cánh 1     ,Cam thảo phối hợp với Hạnh nhân nên tác dụng tuyên phế mạnh hơn Ngân kiều tán. Cho nên bài này dùng hiệu quả cho chứng ngoại cảm phong nhiệt mới bắt đầu, nhưng triệu chứng: Ho, ngạt mũi, phế khí không thông…cóbiểu hiện rõ.

 

BÀI 3:MA HẠNH THẠCH CAM THANG

(Thương hàn luận)

* Cấu trúc bài thuốc:

Ma hoàng            4-12g          Hạnh nhân          12g

Thạch cao           30g             Cam thao              8g

*  Cách dùng: Tất cả làm thang, sắc uống  ngày l thang, chia 2 lần

*  Tác dụng: Thanh nhiệt, tuyên phế, bình suyễn.

*  Chỉ định: Trường hợp ngoại tà hóa nhiệt. Nhiệt ở phế vị mạnh. Trên lâm sàng người bệnh phát sốt, ho,khó thở, miệng khát, phiền táo, rêu lưỡi mỏng trắng hoặc vàng, mạch hoạt sắc.

*  Phân tích bài thuốc: Ma hoàng có tác dụng  tuyên phế, bình suyễn là Quân, Thạch cao với tính vị cay, mát, có tác dụng thanh tiết phế nhiệt là Thần. Hạnh nhân hỗ trợ cho Ma hoàng bình suyễn là Tá. Cam thảo ích khí hoà trung hợp với Thạch cao sinh tân chỉ khát là Sứ. Đây là bài thuốc phối ngũ các vị thuốc tân ôn, và tân lương với nhau để tạo thành, một bài thuốc có tác dụng tuyên phế, thanh nhiệt.

Hiện nay bài thuốc này có thể gia thêm vị Bách bộ, rồi chế thành viên gọi là “Gia vị Ma hạnh thạch cam phiến”, hàm lượng 5g, mỗi lần uống 1 viên, ngày uống  2-3 lần. Chuyên dùng điều trị viêm phế quản cấp và đợt cấp viêm phế quản  mạn tính.

BÀI 4:SÀI CÁT GIẢI CƠ THANG

(Thương hàn lục thư)

* Cấu trúc bài thuốc:

Sài hồ                 4- 12g             Cát cǎn               8- 16g

Khương hoạt       8-16g              Bach chỉ             4g

Cát cánh              4-8g                Hoàng cầm         8-16g

Cam thảo             4-8g                Thạch cao           20g

Xích thược          8-12g

* Cách dùng:Tất cả làm thang, sắc uống  ngày 1 thang, chia 2 1ần.

* Tác dụng: Giải cơ, thanh nhiệt.

* Chỉ định: Ngoại cảm phát sốt, biểu chứng chưa giải mà lý nhiệt đã hình thành. Người bệnh sợ lạnh, toàn thân nóng, không  ra mồ hôi, đau đầu, mỏi khớp, mũi khô, môi khô, miệng đắng. Phiền táo, bất an, rêu lưỡi trắng mà dính, chất lưỡi hơi đỏ, mạch hơi hồng sắc.

* Phân tích bài thuốc: Trong bài thuốc này người ta lấy tác dụng  tân tán của Cát cǎn, Sài hồ để thanh nhiệt (Quân) Khương hoạt trợ Cát cǎn để giải cơ biểu, khiến cho biểu tà được đưa ra ngoài mà toàn thân hết đau mỏi. Còn phối  hợp với tác dụng tẩu tán, nhờ tính cay thơm của Bạch chỉ, để loại trừ đau đầu và làm khoẻ  lưng gối (Thần). Hoàng cầm, Thạch cao có tác dụng thanh nhiệt ở phế vị. Bạch thược lương huyết, thanh nhiệt. Cam thảo, Cát cánh tuyên phế, lợi hầu họng (Tá). Do vậy,trên thực tế bài thuốc này thuộc về phép điều trị biểu lý song giải. Chỉ định điều trị các chứng mà biểu ở bên ngoài còn nặng mà lý nhiệt đã mạnh ở bên trong (do Khương hoạt vào thái dương, Cát căn vào dương minh, nên không dùng thuốc dẫn kinh làm Sứ).

BÀI 5:THĂNG MA CÁT CĂN THANG

(Lam thị tiểu thị phương luận)

*   Cấu trúc bài thuốc:

Thǎng ma           12g                       Cát cǎn                    12g

Bạch thược         12g                      Chích cam tháo        6g

*  Cách dùng:Nếu dùng dưới dạng tán bột, thì 4 vị có liều lượng bằng nhau, mỗi lần uống 16g, hãm uống. Nếu dùng dưới dạng thang sắc thì liều luợng như trên, mỗi ngày sắc uống 1 thang, chia 2 lần.

* Tác dụng: Giải cơ, thấu chẩn

* Chỉ định: Ma chẩn (sởi) ở thời kỳ khởi phát hoặc mới nổi ban chẩn mà chưa lặn, phát sốt, sợ gió, hâu họng khô rát, mắt đỏ, nhiều rỉ, chất lưỡi đỏ, rêu trắng, mạch phù sắc.

* Phân tích bài thuốc: Trong bài thuốc này Cát cǎn là chủ dược với tác dụng thanh nhiệt, giải cơ, thấu chẩn. Thǎng ma đóng vai trò thần dược có tác dụng thǎng dương, thấu biểu, hiệp đồng với Cát cǎn để tǎng cường tác dụng thấu đạt chẩn độc. Bạch thược là tá dược có tác dụng hoà dinh, tiết nhiệt, trợ giúp cho Thǎng ma, Cát cǎn để thǎng phát tà độc ở huyệt lạc. Cam thảo là Sứ, điều ho các vị thuốc. Bốn vị này hợp dụng có tác dụng giải cơ thấu chẩn và hoà dinh giải độc.

2.3. Các bài thuốc phù chính giải biểu

Các bài thuốc phù chính giải biểu, mang 2 tác dụng chung là: Phù trợ chính khí và giải biểu tán tà. Chỉ định dùng cho những người cơ thể suy nhược, mà lại mắc thêm các bệnh ngoại cảm. Vì vậy những bài thuốc này cùng một lúc sử dụng các vị thuốc phù trợ chính khí và các vị thuốc giải biểu tán tà để đạt được mục đích phát hãn, mà không làm tổn thương nguyên khí. Sau đây là những bài thuốc cổ phưong tiêu biểu thường dùng:

 

BÀI 1: MA HOÀNG PHỤ TỬ TẾ TÂN THANG

( Thương hàn luận)

*Cấu trúc bài thuốc:

Ma hoàng             8g           Phụ tử chế            8g

Tế tân                   4g

*  Cách dùng: Tất cả làm thang sắc uống, ngày 1 thang chia 3 lần

*  Tác dụng:Trợ  dương, giải biểu.

*  Chỉ định:  Bản thân có thận dương hư, nay lại bị ngoại cảm phong tà, thường hay gặp bệnh ở thời kỳ đầu, không ra mồ hôi, sợ lạnh nhiều, phát sốt hay hơi sốt. Mạch không phù, nguợc lại trầm

*  Phân tích bài thuốc: Trong bài thuốc này sử dụng Ma hoàng với tác dụng tán hàn, giải biểu làm chủ dược. Phụ tử chế với tác dụng ôn kinh,trợ dưong, phù chính, trừ tà, đẩy tà khí ra ngoài là Thần. Tế tân vừa có tác dụng trợ giúp cho Ma hoàng  giải biểu, lại vừa có thể trợ giúp cho Phụ tử chế ôn kinh tán hàn nên là Tá và Sứ. Nếu chỉ dùng Ma hoàng,Tế tân để phát hãn mà không dụng  Phụ tử chế để trợ dương, thì tất dương khí sẽ theo mồ hôi mà bài xuất ra ngoài, dẫn đến vong dương. Vì vậy, Ma hoàng, Phụ tử chế cùng sử dụng, khiến cho trong phát có bổ làm cho biểu tà được giải mà không làm tổn thương tới dương khí.

BÀI 2: NHÂN SÂM BẠI ĐỘC TÁN

(Tiểu nhi dược chứng trực quyết)

*Cấu trúc bài thuốc:

Sài hồ                    12g              Tiền hồ              12g

Xuyên khung        12g              Cam thảo            6g

Chỉ xác                   12g             Khương hoạt       12g

Độc hoạt                12g              Phục linh            12g

Cát cánh                 12g             Đảng sâm            12g

*  Cách dùng:Với tỷ lệ liều lượng các vị thuốc như trên có thể tán bột,  hãm với nước sôi uống, mỗi lần 8g. Cũng có thể gia thêm Sinh khương 3 lát, Bạc hà 3g làm thang sắc uống, ngày 1 thang chia 2 lần

*  Tác dụng: Ích khí giải biểu, tán phong trừ thấp

*  Chỉ định: Chính khí bất túc mà có sự xâm nhập của ngoại cảm phong hàn thấp tà. Người bệnh sợ lạnh, phát sốt không ra mồ hôi, đầu và cổ gáy cứng đau, cơ thể đau mỏi, ngực bụng đầy tức, mũi ngạt tắc, ho có đờm, rêu lưỡi trắng nhờn,  mạch phù.

*  Phân tích bài thuốc:Trong bài thuốc này sử dụng Khưong hoạt và Độc hoạt với tác dụng giải biểu và tán phong, hàn, thấp tà (Quân). Gia thêm Xuyên khung hành huyết khu phong, Sài hồ giải cơ trợ giúp Khương hoạt, Độc hoạt để trừ phong điều trị chứng đau đầu và đau mỏi cơ thể(Thân). Đảng sâm để ích khí, kiện tỳ, phù trợ cho chính khí khiến cho tà khí qua đường mồ hôi mà được thải trừ. Phục linh thẩm thấp hoá đàm. Tiền hồ, Cát cánh, Chỉ xác,  Sài hồ để lý khí khoan hung, chỉ khái, hoá đàm để điều trị chứng ngực bụng đầy tức. Sài hồ, Bạc hà, Sinh khương hiệp trợ cho giải biểu. Cam thảo điều hoà các vị thuốc (Tá,Sứ).Tất cá bài thuốc tạo thành công hiệu chung là ích khí, giải biểu, phục chính, trừ tà.

BÀI 3:GIA GIẢM UY DI THANG

( Thương hàn luận)

*   Cấu trúc bài thuốc:

Uy di (Ngọc trúc)          8-12g                Cát cánh                 4-6g

Thông bạch                    2 -3 củ              Đậu xị                    12-16g

Bạch vi                          2-4g                 Chích cam thảo       4g

Đại táo                           2 quả                Bạc hà                     4g

*  Cách dùng:  Sắc uống.

*  Tác dụng:Tư âm thanh nhiệt, phát hãn giải biểu.

*  Chỉ định: Nguời bệnh âm hư, lại cảm thụ thêm phong tà. Trên lâm sàng người bệnh đau đầu, người nóng, hơi sợ gió, sợ lạnh, không ra mồ hôi hoặc mồ hôi ít, ho khan, tâm phiền, miệng khát, họng khô, lưỡi đỏ, mạch sắc.

*  Phân tích bài thuốc: Trong bài thuốc dùng Ngọc trúc để tư âm, sinh tân trợ giúp cho tuyến mồ hôi, làm chủ dược. Thông bạch, Đậu xị, Bạc hà để phát hãn giải biểu,sơ tán ngoại tà là Thần. Cát cánh có tác dụng tuyên phế để trị ho cũng là Thần. Bạch vi thanh nhiệt hoà âm làm Tá.Cam thảo và Đại táo tính vị ngọt nhuận vừa có thể hoà trung, vừa có thể trợ giúp cho Ngọc trúc để tǎng dịch là Sứ.Vì vậy, bài thuốc  này vừa có tác dụng phát hãn giải biểu,vừa có tác dụng tư âm thanh nhiệt, khiến cho phát hãn mà không tổn thương phần âm, tư âm mà không lưu tà.

BÀI 4:SÂM TÔ ẨM

(Hoà tễ cục phương)

*    Cấu trúc bài thuốc:

Nhân sâm                12g            Tô diệp                    12g

Cát cǎn                     12g            Trần bì                      8g

Bán hạ chế               6g              Tiền hồ                      8g

Phục linh                 12g            Chích cam thảo         8g

Bắc mộc hưong        6g              Chỉ xác                     8g

Cát cánh                   8g

*  Cách dùng:Tất cả có thể bào chế dưới dạng bột hãm lấy nuớc uống 12g mỗi lần. Hoặc có thể dùng dưới dạng thang sắc uống, cho thêm 3 lát Sinh khuơng và 2 quả Đại táo, uống nóng.

*  Tác dụng:Ích khí giải biểu, ly khí hoá đàm.

*  Chỉ định: Nguời có thể suy nhược bị ngoại cảm phong hàn, bên trong còn có đàm ẩm. Người bệnh sợ lạnh, phát sốt, không có mồ hôi, đau đầu, ngạt mũi, ho, đờm trắng, ngực đầy tức, người mệt mỏi, vô lực, khí đoản, ngại nói, rêu lưỡi trắng, mạch phù nhược.

* Phân tích bài thuốc:Trong bài thuốc này dùng Tô diệp, Cát cǎn làm Quân với tác dụng phát tán phong hàn, giải cơ, thấu tà. Tiền hồ, Bán hạ chế, Cát cánh có tác dụng chỉ khái hoà đàm, tuyên giáng phế khí. Trần bì, Chí xác lý khí khoan hung là Thân dược. Nhân sâm ích khí, phù chính trừ tà. Phục linh kiện tỳ, thẩm thấp, tiêu đàm. Bắc mộc hương hành khí ở trường vị là Tá. Cam thảo bổ khí, an trung, điều hoà các vị thuốc là Sứ. Tổng hoà toàn bộ bài thuốc là ích khí, giải biểu, lý khí, hoá đàm.

Leave Comments

0904151152
0904151152