BÀI THUỐC HÒA GIẢI

1.1. Định nghĩa

Các bài thuốc hoà giải mang tác dụng sơ tiết, điều hoà để cho khí trong cơ thể lưu chuyển dễ dàng, điều hoà tạng phủ… qua đó để điều trị: Thiếu dương bệnh chứng, can tỳ bất hoà, trường vị bất hoà…cho tới điều trị chứng ngược tật (sốt rét).

1.2. Phân loại

Căn cứ vào những tác dụng khác nhau của các bài thuốc hoà giải, mà phân thành 4 loại:

– Các bài thuốc hoà giải chứng thiếu dương.

– Các bài thuốc điều hoà can-tỳ.

– Các bài thuốc điều hoà trường vị

– Các bài thuốc điều trị chứng Ngược tật. (Có thể dưa vào hoà giải thiếu dương, nếu có biểu hiện của Thiếu dương)

1.3. Những chú ý khi sử dụng các bài thuốc hòa giải

Khi tà khí còn ở phân biểu, chưa xâm nhập vào thiếu dương, hay tà khí đã nhập hẳn vào lý, phần dương minh nhiệt mạnh.. đều không thể sử dụng các bài thuốc hoà giải. Do bởi:

– Nếu tà khí còn ở biểu mà sử dụng hoà giải thì sẽ làm tà khí dễ xâm nhập vào lý làm bệnh nặng lên.

– Nếu tà khí đã vào lý mà sử dụng hoà giải thì sē làm bệnh tình kéo dài ra..

– Nếu như bệnh tình đã nặng, không thuộc chỉ định của phép hoà giải thì không nên sử dụng các bài thuốc hoà giải.

2.CÁC BÀI THUỐC HÒA GIẢI

2.1 Hoà giải chứng bệnh thiếu dương

Phép hoà giải thiếu dương bệnh dược dùng khi tà khí vào kinh thiếu dương. Do bộ vị của kinh thiếu dương nằm giữa biểu và lý, nghĩa là không thể phát hãn và cũng không thể thổ, hạ… được. Chỉ có thể dùng phép hoà giải, tức là vừa hoà lý, vừa giải biểu, mới có thể đạt đến hiệu quả điều trị. Sau đây là bài thuốc cổ phương tiêu biểu:

TIỂU SÀI HỒ THANG (Thương hàn luận)

* Cấu trúc bài thuốc:

Sài hồ                         24g                           Hoàng cầm                 9g                      Bán hạ chế                 9g                             Nhân sâm(Đẳng sâm) 9g(20g)         Chích cam thảo         6g                             Sinh khương                9g

Đại táo                      12 quả

* Cách dùng: Tất cả làm thang sắc uống, ngày 1 thang, chia 2 lần.

* Tác dụng: Hoà giải thiếu dương, phù chính trừ tà.

* Chỉ định:

– Thiếu dương bệnh chứng: Hàn nhiệt vãng lai, ngực sườn đầy tức, ǎn uống kém, hồi hộp đánh trống ngực, nôn mửa, miệng đắng, họng khô, mắt mờ. Rêu lưỡi trắng dày hoặc vàng nhờn, mạch huyền.

– Còn dùng cho phụ nữ sau đẻ phát sốt, do nhiệt tà xâm nhập vào huyết thất, sốt rét và sốt tái phát trong thời kỳ lui bệnh ở các bệnh ôn nhiệt.

* Phân tích bài thuốc: Sài hồ có tác dụng sơ tà giải nhiệt và lưu thông uất kết ở ngực sườn (Quân). Hoàng cầm để thanh nhiệt ở can đởm (Thần). Hai vị thuốc này là chủ dược để hoà giải thiếu dương trị chứng: Hàn nhiệt vãng lai, ngực sườn đầy tức, miệng đắng họng khô. Sinh khương và Bán hạ chế để hoà vị, giáng nghịch trị chứng tâm phiền, hay nôn, ǎn uống kém. Nhân sâm, Cam thảo, Sinh khương, Đại táo để phục chính, hoà trung tiêu. Trong bài này: Sài hồ (Quân), Hoàng cầm (Thần), Bán hạ (Tá), Nhân sâm, Cam thảo (Tá), Sinh khương, Đại táo (Sứ).

2.2.Các bài thuốc hoà giải can-tỳ

Phép hoà giải can-tỳ, chỉ định dùng đối với các trường hợp can khí uất kết, ảnh hưởng đến tỳ vị mà đưa đến chứng can-tỳ hay can vị mất điều hoà… Trong các bài này thường sử dụng các vị thuốc như: Sài hồ, Bạch thược, Bạch truật, Cam thảo…làm chủ dược. Sau đây là những bài thuốc cổ phương tiêu biểu:

BÀI l: TỨ NGHỊCH TÁN (Thương hàn luận)

* Cấu trúc bài thuốc:

Sài hồ          4-12g                    Bạch thược                12g

Chỉ thực      6-12g                    Cam thảo                   4-6g

*Cách dùng: Nguyên bài này dùng dưới dạng tán bột, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10g. Nay thường dùng dưới dạng thang sắc, mỗi ngày uống 1 thang chia 2 lần.

*Tác dụng: Sơ can, lý tỳ, thâu tà, giải uất

*Chỉ định: Can khí uất kết, dẫn đến ngực suờn và bụng đau hoặc có kèm theo ỉa chảy và dương uất quyết nghịch chứng: Tay chân không ấm, hoặc người hơi sốt, hoặc ho, hoặc tim đập mạnh, tiểu tiện bất lợi.

*Phân tích bài thuốc:

Trong Thương hàn luận dùng bài thuốc này để điều trị các trường hợp dương khí uất tắc ở bên trong, không thể ngoại đạt mà đưa tới dương uất quyết nghịch chứng do hàn tà vào thiếu âm làm dương uất lại.

Sau này phạm vị ứng dụng của nó rất rộng, trên lâm sàng những bệnh lý chủ yếu mà nguyên nhân do can khí uất kết dẫn đến, đều lấy bài thuốc này là cơ sở để gia giảm vận dụng. Vì vị thuốc Sài hồ trong bài không chỉ là vị thuốc chủ yếu để sơ can lý khí mà còn đưa tà khí ra ngoài. Phối ngũ với Bạch thược để hoà dinh, Cam thảo để chỉ thống. Chỉ thực để tiêu đạo, tích ngưng, tǎng cường hiệu năng hành khí, giải uất và có thể lý giải Cam thảo để ích khí kiện tỳ, Sài hồ để thâu tà là thǎng dương, sơ tán khí uất, chỉ thực hạ khí phá kết, hợp Sài hồ để điều hoà sự thǎng giáng của khí cơ, Thược dược để ích âm dưỡng huyết, hợp với Sài hổ để sơ can lý khí.

Phụ phương:

SÀI HỒ SƠ CAN THANG (Cảnh Nhạc toàn thư)

*Cấu trúc bài thuốc: Bài Tứ nghịch tán gia thêm Xuyên khung 8g, Huơng phụ 8g, Trần bì 8g và thay Chỉ thực bằng Chỉ xác

*Cách dùng: Làm thang sắc uống, ngày 1 thang,chia 2 lần.

*Tác dụng: Sơ can, lý khí, hoà huyết, chỉ thống.

* Chỉ định: Can khí uất kết, kiêm có huyết hành bất thông

* Phân tích bài thuốc: Bài thuốc này là bài Tứ nghịch tán gia thêm Xuyên khung, Hương phụ, Trần bì để tǎng cường hiệu lực của sơ can, lý khí, lại kèm thêm tác dụng hoạt huyết chỉ thống, nên điều trị chứng Can khí uất kết có kiêm huyết trệ là thích hợp nhất.

TIÊU DAO TÁN (Hoà tễ cục phương)

* Cấu trúc bài thuốc:

Sài hồ                 8-12g                       Bạch thược              12g                               Sinh khương      4g                             Cam thảo                 4-6g

Bạch truật          12g                           Bạc hà                      4g                                 Phục linh           12g                           Đương qui                12g

*Cách dùng: Trước kia thường dùng dưới dạng tán bột, mỗi ngày uống 2 lần mỗi lần 10g. Ngày nay thường dùng dưới dạng thang sắc, mỗi ngày uống 1thang, chia 2 lần.

*Tác dụng: Sơ can giải uất, kiện tỳ dưỡng huyết

*Chỉ định: Đau tức ở 2 bên mạng suờn do can uất huyết hư dẫn đến, trên lâm sàng biểu hiện: Đau đầu, hoa mắt, miệng khô, ǎn kém, hay phụ nữ rối loạn kinh nguyệt. Chất lưỡi đỏ nhợt, mạch huyền mà hư.

* Phân tích bài thuốc: Bài thuốc này chính là bài Tứ nghịch tán, bỏ Chỉ thực gia thêm Bạch truật, Phục linh, Đương qui, Sinh khương, Bạc hà. Trong bài này Sài hồ với tác dụng sơ can, giải uất là chủ dược. Đương qui, Bạch thược bổ huyết, hoà dinh để duỡng can là Thần dược. Phục linh, Bạch truật, Cam thảo có tác dụng kiện tỳ, bổ trung là Tá dược. Sinh khương ôn trung với Đuơng qui và Bạch thược cùng sử dụng có tác dụng điều hoà khí huyết. Thêm Bạc hà để tǎng cường tác dụng sơ can, giải uất của Sài hồ, hai vị thuốc này đều là Sứ dược. Những trường hợp can uất, tỳ hư, dinh huyết bất túc, dễ dẫn đến rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ. Vì vậy bài thuốc này còn thường dùng để điều kinh

– Bài thuốc Tiêu dao gia thêm Đan bì và Hắc chi tử thì gọi là Đan chi Tiêu dao, chỉ định giống như Tiêu dao nhưng có biểu hiện can âm hư, can hoả vượng.

– Bài thuốc Tiêu dao gia thêm Sinh địa hay Thục địa thì gọi là Hắc tiêu dao, chỉ định giống như Tiêu dao nhưng kèm thêm huyết hư.

BÀI 2: THỐNG TẢ YẾU PHƯƠNG (Cảnh Nhạc toàn thư)

*Cấu trúc bài thuốc:

Bạch truật(sao vàng hạ thổ)        120g      Trần bì (sao)          60g                                Phòng phong                               80g        Bạch thược(sao)    80g

*Cách dùng: Có thể dùng dưới dạng tán bột, hay làm viên hoàn tễ, mỗi lần uống 10g, mỗi ngày uống 2 lần. Nay thường dùng dưới dạng thang sắc, liều lượng từng vị thuốc điều chỉnh cho phù hợp với người bệnh. Mỗi ngày uống 1 thang, sắc uống chia 2 lần.

*Tác dụng: Tiết can, kiện tỳ.

*Chỉ định: Đau bụng, sôi bụng, đại tiện nhão nát. Rêu lưỡi trắng mỏng, mạch huyền mà hoãn, do can vượng, tỳ hư.

*Phân tích bài thuốc: Trong bài thuốc này Bạch truật với tác dụng kiện tỳ, bổ trung là chủ dược. Trợ giúp có Bạch thược với tác dụng bình can, hoãn cấp, chỉ thống là thần dược. Tá dược sử dụng Trần bì với tác dụng lý khí hoà trung. Sứ lấy Phòng phong là vị thuốc tán can sơ tỳ. Bốn vị này phối ngũ lại với nhau để tả can, bổ tỳ, điều khí làm hết triệu chứng đau bụng, ỉa chảy

2.3.Các bài thuốc hoà giải vị trường

Đối với các chứng bệnh xuất hiện do chức nǎng của vị trường, không điều hoà, trên lâm sàng xuất hiện các triệu chứng: Đầy tức vùng thượng vị, phiền nhiệt, nôn mửa, đau bụng hay sôi bụng, ỉa chảy. Trong điều trị người ta phải xây dựng những bài thuốc có các vị thuốc mang tính vị: Tân khai, khổ giáng và hàn nhiệt cùng sử dụng.. để điều chỉnh lại chức năng của trường vị. Sau đây là những bài thuốc cổ phương tiêu biểu.

BÀI 1: BÁN HẠ TẢ TÂM THANG (Thương hàn luận)

*Cấu trúc bài thuốc:

Bán hạ chế           12g                              Hoàng cầm           9g                                  Can khương         9g                                Nhân sâm             9g                            Chích cam thảo    9g                                Hoàng liên           3g                                 Đại táo                12 quả

*Cách dùng: Mỗi ngày uống 1 thang, sắc uống chia 2 lần

*Tác dụng: Hoà vị giáng nghịch, khai kết tán tích

* Chỉ định: Chức nǎng truờng vị bị rối loạn, hàn nhiệt thác tạp. Vùng thượng vị như có khối cứng, nhưng không đau, bụng sôi đi đại tiện lỏng, buồn nôn, nôn, không muốn ǎn. Rêu lưỡi mỏng mà hơi vàng, mạch huyền.

*Phân tích bài thuốc: Đây chính là bài Tiểu sài hồ thang đã bỏ Sài hồ, Sinh khương gia Hoàng liên, Can khương mà tạo thành, có tác dụng hoá thấp nhiệt và hoà vị trường với phương pháp bổ tả kiêm thi. Trong bài thuốc dùng Bán hạ chế, Can khương với tính vị tân-ôn có tác dụng tán hàn, táo thấp Hoàng cầm, Hoàng liên tính vị khổ hàn có tác dụng tiết nhiệt, táo thấp. Các vị thuốc tân -khổ hợp dùng có tác dụng giáng nghịch, chỉ ẩu, tiêu tích. Nhân sâm, Cam thảo, Đại táo có tác dụng ích khí, hoà trung. Đã dùng cả thuốc có tính hàn nhiệt và có vị tân khai, khổ giáng, bổ khí, hoà trung làm cho vị được điều hoà thǎng giáng được phục hồi bình thường và các biểu hiện khối tích, buồn nôn, đại tiện lỏng.. được loại trừ.

BÀI 2:HOÀNG LIÊN THANG (Thương hàn luận)

* Cấu trúc bài thuốc:

Hoàng liên                       4-6g                Bán hạ chế                   8-12g                     Chích cam thảo                4g                    Nhân sâm (Đẳng sâm) 8-16g                Can khương                     4-8g                 Quế chi (Nhục quế)     4-12g                     Đại táo                             4-6 quả

* Cách dùng: Tất cả làm thang sắc uống, ngày l thang, chia 2 lần

* Tác dụng: Điều hoà hàn nhiệt, hòa vị giáng nghịch.

* Chỉ định: Trong ngực có cảm giác phiền nhiệt ứng, trong vị có hàn với triệu chứng đầy tức không dễ chịu, khí đưa lên trên dẫn buồn nôn hay nôn mửa, đau bụng hoặc sôi bụng, đại tiện lỏng. Rêu lưỡi trắng nhờn,mạch huyền.

* Phân tích bài thuốc: Trong bài thuốc này dùng Hoàng liên để thanh nhiệt  (Quân). Can khương, Nhục quế ôn vị, tán hàn(Thần). Thuốc hàn- nhiệt cùng sử dụng để điều trị chứng bệnh hàn nhiệt thác tap. Hoàng liên và Can khưong phối ngũ với nhau lại mang ý nghĩa tân khai,khổ gíang. Đây là 2 vị thuốc chủ dược. Dùng Nhân sâm, Cam thảo, Đại táo để ích khí, hoà trung làm cả bài thuốc mang tác dụng phù chính, trừ tà. Bán hạ chế hoà vị, chỉ ẩu làm tá dược của bài thuốc

2.4.  Các bài thuốc hoà giải chữa sốt rét

Trong y học cổ truyền, bệnh sốt rét được gọi dưới tên “Ngược tật” chỉ một chứng trạng trên lâm sàng với các triệu chứng sốt cao rét run (hàn nhiệt vãng lai), tức ngực, buồn  nôn…cho tới những biểu hiện giống như Thiếu dương bệnh chứng, với kinh nghiệm của người xưa về cơ bản đã sử dụng phép hoà giải thiếu dương để điều trị chứng bệnh này. Sau đây là những bài thuốc  cổ phương tiêu biểu:

BÀI 1:TIỆT NGƯỢC THẤT BẢO ẨM

*Cấu trúc bài thuốc:

Thường sơn             8g            Hậu phác           4g

Thanh bì                  4g            Trần bì               4g

Chích cam thảo         4g           Binh lang           4g

Thảo quả nhân          4g

* Cách dùng:  Khi sắc cho thêm ít rượu, cho uống trước 2 giờ khi lên cơn sốt rét.

*  Tác dụng: Táo thấp, trừ đàm

*  Chỉ định: Sốt rét lên cơn kéo dài, cơ thể đàm thấp nặng, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch huyền hoạt, phù,đại.

*  Phân tích bài thuốc: Sốt rét với đàm thấp có quan hệ với nhau, người xưa nói:“Vô đàm bất thành ngược’”.Mà nguyên nhân phát sinh ra đàm thấp, gốc là ở tỳ, do vậy gốc để điều trị Ngược tật là kết hợp giữa kiện tỳ, trừ thấp và hoá đàm. Trong bài thuốc Thường sơn là vị thuốc chuyên điều trị Ngược tật, tính dược của nó rát mạnh, có thể trừ đàm, trị ngược- dây là chủ dược. Thảo quả nhân, Binh lang là những vị thuốc: Hành khí, táo thấp, trừ đàm đểu có thể hỗ trợ điều trị là Thần dược, Hậu phác, Thanh bì, Trần bì đều có thể hành khí, lý khí, táo thấp, trừ đàm làmTá dược. Chích cam thảo hoà trung làm Sứ.

BÀI 2 :HÀ NHÂN ẨM

(Cảnh Nhạc toàn thư)

* Cấu trúc bài thuốc:

Hà thủ ô            20g               Nhân sâm             4g

Đương quy        8g                 Trần bì                  8g

Sinh khương      3 lát

* Cách dùng: Sắc uống, trước khi lên cơn sốt rét 2 giờ.

* Tác dụng: Bổ khí huyết, trị hư ngược.

* Chỉ định: Trị bệnh sốt rét đã kéo dài, hay tái phát. Khí huyết lưỡng hư, sắc mặt xanh nhợt, chất lưỡi nhợt,mạch hoãn đại mà hư.

*  Phân tích bài thuốc: Trong bài thuốc này sử dụng Hà thủ ô để bổ can thận, ích tinh huyết, đây là vị thuốc dưỡng âm mà không  trệ, hoà dương mà không táo. Dùng Nhân sâm để ích khí với ý nghīa dương sinh, âm truớng, khí huyết song bổ. Hai vị thuốc này là chủ dược. Đương qui dưỡng huyết, hoà dinh đóng vai trò phụ trợ.Trần bì và Sinh  khương lý khí hoà trung đều là tá dược.Tất cả các vị thuốc này hợp với nhau để bổ khí huyết, trị ngược tật.

Leave Comments

0904151152
0904151152