CÁCH DÙNG THUỐC SẮC (THUỐC THANG)

Thuốc sắc là dạng thuốc hay được sử dụng nhất. Để phát huy được đầy đủ tác dụng chữa bệnh của các vị thuốc, tránh lãng phí thuốc, cách sắc thuốc và uống thuốc được trình bày qua những điểm cơ bản sau đây:

  1. Cách sắc thuốc:

–   Dụng cụ sắc thuốc: Tốt nhất dùng siêu đất để sắc thuốc,  không dùng  nồi kim loại để tránh sự biến chất của các vị thuốc. Ngày nay để tiện dụng cho sắc  thuốc, nguời ta đã sử dụng siêu ấm điện, chuyên dụng để sắc thuốc có xuất xứ từ Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Đặc điểm là sử dụng vật liệu là gốm, sành hay thủy tinh chịu nhiệt với chế độ cắm điện và tự động ngắt khi thuốc đã sắc được, rất thuận tiện cho người bệnh sử dụng sắc thuốc cá nhân. Ngoài ra còn máy sắc thuốc và đóng thành túi thuốc tự động, rất thuận tiện phục vụ cho bệnh nhân trong các bệnh viện y học cổ truyển hay khoa y học cổ truyền của bệnh viện đa khoa.

–    Cách sắc thông thường: Đổ nước sạch ngập các vị thuốc, các vị thuốc nổi lên trên mặt nước, khi sắc phải quấy luôn,  hoặc ngâm nước trước khi sắc. Khi đã sôi nước, để nhỏ lửa, sôi âm ỉ, tránh sôi trào ra, dễ cạn nước. Không nên mở vung ấm sắc thuốc luôn dễ bay hơi, mất hoạt chất có tác dụng.

–    Những chú ý trong khi sắc thuốc:

+ Trước khi sắc thuốc nên dùng nước sạch ngâm thuốc từ 15-20 phút để cho nước thấm cả vào bên trong và bên ngoài vị thuốc, khi sắc sē làm các vị thuốc được chiết xuất dễ hơn (Riêng bệnh cấp thì không dùng  phương pháp này).

+ Những vị thuốc phương hương phát tán (những vị thuốc có tính vị cay thơm dễ bay hơi ) thì khi sắc thuốc sôi mới cho các vị thuốc này vào khoång 3- 5 phút thì bắc thuốc ra. Nếu trong bài thuốc có 1- 2 vị thuốc này thì cho vào sau, hoặc tán nhỏ hòa vào nước thuốc uống.

+  Các vị thuốc bổ là chủ đạo trong bài thuốc thì khi sắc thuốc nên đun nhỏ lửa và sắc từ từ như Thục địa, Bạch truật, Hoài sơn, Long nhãn, Liên nhục,..

+  Các loại mai, khoáng vật, nên đập vụn ra trước khi cho vào sắc như: Miết giáp, Qui bản, Long cốt,  Mẫu lệ,…

+  Các loại thuốc có độc như Hắc phụ tử… thì nhất định phải sắc trước, sắc một lúc thì mới nên bỏ các vị thuốc khác vào.

+  Một số vị thuốc nếu đun sôi và lâu thì thành phần tác dụng của nó trong vị thuốc dễ bi giảm nên thường phải bỏ vào sau, sắc trong thời gian ngắn như Câu đằng, Đại hoàng…

+  Một số các vị thuốc quý, đắt tiền nên cân phải sắc riêng, sau khi đã sắc được rổi, mới hòa nó vào trong nước thuốc mà uống. Đặc biệt các loại thuốc quý, lại là những thuốc khó tan như Sừng tê giác, Linh dương giác cần phải tán bột hay mài với nước, rồi hòa với thuốc sắc mà uống.

+  Các vị thuốc có tính dẻo,dính như: Di đuờng, Mật ong, A giao,..thường sau khi nước thuốc vừa sắc xong còn đang sôi thì cho các vị thuốc đó vào để hòa tan rồi uống  đối với các vị thuốc như: Mang tiêu, Huyền minh phấn cũng làm như vậy.

+  Các vị thuốc y học cổ truyền sử dụng dưới dạng còn tưoi như: Bồ công anh,Cỏ nhọ nồi,…thì rửa sạch rồi giã lấy nước uống.

+  Các loại thuốc dưới dạng quá, hột như: Toan táo nhân, Bá tử nhân, Hạnh nhân,  Đào nhân, Sa nhân, Nhục đậu khấu,.,đem giã nát trước rồi mới cho vào thang thuốc để sắc.

+  Những loại thuốc là hạt nhỏ như: Xa tiền tử, Tô tử, Đình lịch tử,…hay như các vị thuốc có lông nhỏ như: Tỳ bà diệp, Toàn phúc hoa,.. có thể kích thích hầu họng,  nên thường những vị thuốc này phải gói lại trong túi vải mà sắc, nếu không sau sắc thuốc khi uống phải lọc kỹ.

+  Những vị thuốc có kích thước lớn như: Ty qua lạc (Xơ mướp), Kim tiền thảo,…trước hết lấy riêng những vị thuốc đó, sắc trước bỏ bã đi, lấy nước sắc với các vị thuốc khác để uống.

2.Phương pháp uống thuốc

–   Đối với mục đích uống thuốc nhằm điều trị các bệnh mạn tính hay nâng cao thể trạng trong các truờng hợp suy nhược mạn tính, thì mỗi ngày nên uống 1 thang thuốc, sắc 2 lần, sau hòa lẫn vào, chia ra uống sau bữa ǎn khoảng  2 giờ.

–   Nhưng đối với các bệnh cấp tính, bệnh nặng, bệnh ngoại cảm có sốt như vậy không hợp lý, mà tùy theo diễn biến của tình trạng bệnh mà mỗi ngày có thể uống từ 2-3 thang, cách nhau khoảng 3- 4 giờ.

–   Thời gian uống thuốc nói chung sau bữa ǎn 2-3 giờ là tốt, uống thuốc nên uống  ấm, thuốc giải biểu cần uống nóng  để cho ra mồ hôi. Những truờng hợp bệnh nhiệt chứng rõ thì nên uống thuốc hơi nguội.  Người bệnh bị nôn mửa thì uống thuốc phái chia nhiều lần, uống dần dần để khỏi nôn ra thuốc (trẻ em cũng vậy). Thuốc dạng cao nên uống vào lúc đói buổi sáng hoặc uống vào lúc trước khi đi ngủ.

Leave Comments

0904151152
0904151152